Nguyên liệu để sản xuất ly nhựa và tính chất của từng loại

Ly nhựa được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polypropilen (PP) và PET(Polyethylene terephthalate) có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng với một số hóa chất phụ gia khác. Chúng ta cùng tìm hiểu đặc tính của từng loại nguyên liệu để sản xuất ly nhựa

PP (Polypropylen) – In ly nhựa PP

Đặc tính:

– Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

– Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in ly nhựa PP sẽ rõ.

– Chịu được nhiệt độ cao hơn 100o C. tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC) – cao so với PE – có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

– Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

Mẫu ly nhựa in PP

Công dụng:

– Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.

– Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.

– PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.

Do PP có tính chất cơ học cao nên được kéo sợi và dệt thành các loại bao bì đựng gạo, đường, ngô, đậu nành, lạc… Tùy theo yêu cầu, phía trong bao gì còn một lớp màng chống ẩm. Sợi PP còn dệt thành bạt để che mưa, nắng rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Các loại xô, chậu, rổ rá cũng thường làm bằng nhựa PP được xem là loại plastic tốt nhất.

PET(Polyethylene terephthalate) – In ly nhựa PET

PET là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ do bởi các tính chất:

– Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.

– Trơ với môi trường thực phẩm.

– Trong suốt.

– Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.

– Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC,cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC

Mẫu ly nhựa PET

Công dụng:

Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….

Chai đựng nước tinh khiết … có dung tích 0,3; 0,5 và 1,0 lít thường thấy trên bàn tiếp khách của cơ quan, bàn ăn của nhà hàng, gia đình, mang theo đi công tác hay du lịch, chủ yếu làm bằng nhựa PET (polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này có độ bền cơ học tốt nên bầu như không bị nứt, vỡ khi vận chuyển. Những loại chai lớn hơn có dung tích 5 lít, 20 lít cũng làm bằng loại nhựa này.

Một lượng lớn chai PET có dung tích khác nhau còn được sử dụng để để đựng dầu thực vật (đậu nành, mè, lạc…)… Tuy nhiên, những loại nhựa này có thể rò rỉ vào trong nước kim loại an-ti-môn và ô-xít chì rất độc hại nhất là khi đựng nước nóng hay để trong môi trường có nhiệt độ cao. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng lại nhiều lần những chai nhựa làm bằng PET vì khó làm sạch và có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

 

Trả lời